Monday, January 22, 2018

OSPF - Open shortest path first Open Shortest Path First là một giao thức định tuyến link – state điển hình. Đây là một giao thức được sử dụng rộng rãi trong các mạng doanh nghiệp có kích thước lớn. Mỗi router khi chạy giao thức sẽ gửi các trạng thái đường link của nó cho tất cả các router trong vùng.
Dưới đây là các câu lệnh rất thường được sử dụng trong quá trình cấu hình cũng như theo dõi hay troubleshoot OSPF:
R1(config)#router ospf process-id
 
Câu lệnh enable tiến trình ospf trên router.


R1(config-router)#network network[wildcard-mask]
 
Định nghĩa một network tham gia vào tiến trình ospf .


R1(config-router)#ip ospf priority 0
 

Ngăn không cho một interface tham gia vào quá trình bầu chọn DR.

R1(config-router)#area number virtual-lin router-id
 
Câu lệnh thiết lập một virtual-links từ vùng không có kết nối trực tiếp với Area 0 để tiến trình ospf được thiết lập.
- number = là area nằm giữa area 0 và area cần thiết lập với area 0
- router-id= là router nằm giữa area 0 và area cần  thiết lập với area 0

R1(config-router)#neighbor ip-address
 
Cấu hình static ospf trên các đường kết nối không hỗ trợ gói tin broadcast (nonbroadcast).


R2#show ip route
 

Danh sách các định tuyến được thêm vào bảng định tuyến trên router.


R2#show ip ospf neighbor
 
Hiện thị những "hàng xóm" mà ospf thiết lập được.


R2#show ip ospf interface [interface-id]
 
Xem những thiết lập trên một Interface cho quá trình thiết lập ospf với hàng xóm như hello time, dead time, Area....


R1#show ip ospf virtual-links 
 
Cung cấp các thông tin trạng thái về virtual-links.


R1#debug ip ospf packet
 
Kiểm tra các gói tin ospf trao đổi giữa các Router.

R1#show run | begin router ospf
 
Hiện thị tất cả cấu hình bắt đầu từ ospf.

Wednesday, January 3, 2018

Để bắt đầu làm quen với Linux theo các người đi trước họ khuyên nên sử dụng Ubuntu  vì nó khá là dễ cài đặt và sử dụng.
Download Ubuntu 14 tại : Dowload here
Sau khi download xong mở VMware lên, nếu chưa có có thể tham khảo bài viết này. Vào File ===> New Virtual Machine...

Tiếp theo
Ấn Next
Chon Insaller Disc image file(iso) ==> Browse... tới nơi đã tải Ubuntu về rồi Next
Điền đầy đủ thông tin rồi ấn Next
Tại đây Location mặc định nó sẽ lưu trong ổ C mình khuyên các bạn nên trỏ đường dẫn sang một ổ khác ví dụ trên hình mình đang trỏ sang ổ E xong ấn Next.
Ấn Next
Ấn chọn Customize Hardware.....


Tại đây sửa Memory thành 2048, và Processors 2. Xong ấn Close và Finish
Chờ chương trình cài đặt chạy xong là ok.


Video tham khảo :


Một trong những tính năng nổi bật khác của GNS3 là có thể kết nối các thiết bị ảo ra Internet.
Ta có sơ đồ như sau :
Cloud 1 được kết nối với Wireless máy tính thật.
Bài Lab bao gồn :
1.Cấu hình cổng E0/1 nhận IP DHCP từ ISP (giả lập CLoud 1 là ISP)
2.Cấu hình DHCP  server trên R1 cấp ip cho mạng LAN 192.168.100.0/24
3. Cấu hình NAT cho mạng LAN 192.168.100.0 ra internet.

Cấu hình cổng e0/1 nhận IP DHCP 


enable
conf t
interface e0/0
ip add 192.168.100.1 255.255.255.0
interface e0/1
ip add dhcp
mac-address aabb.ccdd.eeff ( điền MAC wiffi máy tính của các bạn)


Để xem Mac wifi của máy tính :
 Ấn chuột phải vào biểu tưởng wifi ==> Open network and sharing center :
Tiếp theo 
Tiếp theo
Tiếp theo
Đây chính là MAC wifi của máy các bạn.

Cấu hình R1 làm DHCP server


ip dhcp pool P1
network 192.168.100.0 255.255.255.0 //dải ip muốn cấp dhcp
default-router 192.168.100.1     // default getway cho client
dns server 8.8.8.8 
                         

Cấu hình NAT cho mạng LAN ra internet 


inteface e0/1
ip nat outside
interface e0/0
ip nat inside
ip access-list extended NAT
permit ip 192.168.100.0 0.0.0.255 any
exit
ip nat inside source list NAT interface e0/1 overload 

Video tham khảo :

Tuesday, January 2, 2018

IP(Internet Protocol)

IP (Internet Protocol) là một giao thức định tuyến dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng Internet.
Địa chỉ IPv4 được chia thành 6 class khác nhau là A, B, C, D, E, Loopback mỗi class được quy định một  dải IP :
1. Dải IP Class A : 1.0.0.1 126.0.0.0 (có thể viết 1-126)
2. Dải IP Class B : 128.1.0.0 191.254.0.0(có thể viết 128 -191)
3. Dải IP Class C : 192.0.1.0 223.255.254.0 (có thể viết 192-223)
4. Dải IP Class D: 224.0.0.0 239.255.255.255(có thể viết 224-239)
5. Dải IP Class E : 240.0.0.0 254.255.255.255(có thể viết 240-254)
6. Dải IP Loopback : 127.0.0.0

Một IP được bao gồm 4 byte, mỗi byte bao gồm 8 bit được ngăn cách bởi 1 dâu chấm và thường được gọi là 1 octet. Ví dụ địa chỉ  IP 192.168.1.2 ta có :

CIDR (Classless Interdomain Routing)

CIDR (Classless Interdomain Routing) là một cách để gộp (aggregation) các địa chỉ mạng lại thành một địa chỉ mới. CIDR khắc phục được vấn đề thiếu hụt địa chỉ ip  và bảng định tuyến lớn
Ví Dụ : Ta có 8 địa chỉ lớp C : 192.168.48.0/24 -192.168.55.0/24, nếu sử dụng trong bảng định tuyến sẽ phải viết 8 câu lệnh route, nhưng với cách dùng của CIDR, thì 8 địa chỉ có thể được biểu diễn bằng 1 địa chỉ duy nhất 192.168.48.0/21.

VLSM(Variable Lenght Subnet Maks)

VLSM ( Variable Lenght Subnet Maks) là một kỹ thuật mà các quản trị viên sử dụng để chia Subnet  một cách hiệu quả hơn. Bằng cách sử dụng VLSM, thì với chỗ cần xài ít IP thì sử dụng vs netmask dài, còn những chỗ cần nhiều IP thì ta để netmask ngắn lại. Với ví dụ dưới đây sẽ rõ hơn :
Ví dụ một công ty có sơ đồ như hình và được cấp  ip là 172.16.33.0/20 yêu cầu chia IP đủ cho các chi nhánh và các IP giữa các Router :
Ở trong hình ta thấy chỗ cần ít IP như giữa 2 đầu nối router ta để nestmask của nó mà  (/30) còn chỗ cần nhiều ip cho thì ta để ngắn lại (/26).
Để tính VLSM có rất nhiều cách nhưng để tính nhanh thì chúng ta nên học thuộc bảng sau đây, đây được gọi là bảng cửu chương trong VLSM :

Perfix Lenght Decimal
/24 255.255.255.0
/25 255.255.255.128
/26 255.255.255.192
/27 255.255.255.224
/28 255.255.255.240
/29 255.255.255.248
/30 255.255.255.252

Ở đây đang ví dụ ở lớp C tương tự ta có thể suy ra từ các lớp A và B. và dãy thần chú :128 64 32 16 8 4 2 1 dãy này tương đương với 8bit trong 1 octet. Và nên thực hành chuyển đổi từ nhị phân sang thập phân và từ thập phân sang nhị phân thật nhuân nhuyễn.

Công thức và các cách tính VLSM :

Số subnet được tạo ra =2m (trong đó m là số bit mượng từ HostID)
Số host cần tạo = 2n-2 (với n là số bít của host ID còn lại sau khi mượn)
Số bit subnet mới = số bit subnet cũ + m
Có thể rõ hơn với ví dụ cho một IP 172.16.0.0/16 với yêu cầu chia đủ cho các mạng con như sau :
1. Tại site A có 300 host
2. Tại site B có 100 host 
3. Tại site C có 50 host 
4. Tại site D có 5 host
Hệ nhị phân của dãy mạng 172.16.0.0/16 là
10101100.00010000.00000000.00000000
Hệ nhị phân Subnet mask 255.255.0.0 của lớp mạng này là
11111111.11111111.00000000.00000000
Bây giờ ta chia mạng con đầu tiên với 300 host áp dụng công thức 2^n – 2 >= 300 vậy n = 9 (Số bit còn lại của HostID)
Số bit mượn từ HostID m là: 32 (số bit dãy IPv4) – 16 (số bit của NetID đã cho) – 9 (số bit còn lại) = 7
Giờ ta sẽ tính số bit của Subnet mask mới: 16 (số bit subnet mask ban đầu) + 7 = 23
Vậy số subnet được tạo ra là: 2^m = 2^7 = 128
Với subnet mask thay đổi từ /16 sang /23, ta tính địa chỉ dãy mạng bằng cách thay đổi 7 bit vào octect thứ 3 để làm NetID (lưu ý chỉ thay đổi 0 và 1 tối đa 7 bit từ trái sang phải tại octect thứ 3)
Mạng A1: 10101100.00010000.00000000.00000000 172.16.0.0/23
Mạng A2: 10101100.00010000.00000010.00000000 172.16.2.0/23
Mạng A3: 10101100.00010000.00000100.00000000 172.16.4.0/23
….
Mạng A127: 10101100.00010000.11111100.00000000 172.16.252.0/23
Mạng A128: 10101100.00010000.11111110.00000000 172.16.254.0/23
Để ý thấy rằng các dãy mạng có bước nhảy là 2, ta sẽ lấy dãy mạng đầu tiên để cấp cho các host từ lớn đến nhỏ. Khi hết một mạng con, ta sẽ lấy dãy mạng liền kề để cấp host cho các mạng con tiếp theo.
Trong ví dụ này ta sẽ lấy dãy địa chỉ cho mạng A 320 host bắt đầu là 172.16.0.0 với subnet mask là 255.255.254.0, dãy địa chỉ IP khả dụng cho mạng con này là 172.16.0.1 – 172.16.1.254, broadcast IP là 172.16.1.255
Với dãy mạng tiếp theo (mạng B 100 host) ta sử dụng dãy mạng liền kề A2 172.16.2.0/23 để chia tiếp mạng con.
Sử dụng công thức trên ta có n = 7 (2^n – 2 >= 100) và m = 2 (32 – 23 – 7) => số subnet có thể chia là 4 và subnet mask mới là 25 (23 + 2).
Ta thay 2 bit tiếp theo để có các dãy mạng khả dụng sau:
Mạng A21: 10101100.00010000.00000010.00000000 172.16.2.0/25
Mạng A22: 10101100.00010000.00000010.10000000 172.16.2.128/25
Mạng A23: 10101100.00010000.00000011.00000000 172.16.3.0/25
Mạng A24: 10101100.00010000.00000011.10000000 172.16.3.128/25
Tiếp tục ta lấy dãy 172.16.2.0/25 để làm địa chỉ mạng cho mạng B 100 host này
Subnet mask: 255.255.255.128
Dãy địa chỉ IP khả dụng: 172.16.2.1 – 172.16.2.126
Broadcast IP: 172.16.2.127
Ta dùng tiếp dãy 172.16.2.128/25 để chia tiếp mạng C 50 host ta đc dãy mạng của C là 172.16.2.128/26
Subnet mask: 255.255.255.192
Dãy địa chỉ IP khả dụng: 172.16.2.129 – 172.16.2.190
Broadcast IP: 172.16.2.191
Lần lượt ta có
172.16.2.192/29 dành cho mạng D 5 host
Subnet mask: 255.255.255.248
Dãy địa chỉ IP khả dụng: 172.16.2.193 – 172.16.2.198
Broadcast IP: 172.16.2.199






This host supports Intel VT-x, but Intel VT-x is disabled.
Intel VT-x might be disabled if it has been disabled in the BIOS/firmware settings or the host has not been power-cycled since changing this setting.
(1) Verify that the BIOS/firmware settings enable Intel VT-x and disable 'trusted execution.'
(2) Power-cycle the host if either of these BIOS/firmware settings have been changed.
(3) Power-cycle the host if you have not done so since installing VMware Player.
(4) Update the host's BIOS/firmware to the latest version.
This host does not support "Intel EPT" hardware assisted MMU virtualization.
This host does not support virtualizing real mode. The Intel "VMX Unrestricted Guest" feature is necessary to run this virtual machine on an Intel processor.
Module 'CPUIDEarly' power on failed.
Failed to start the virtual machine
Khi cài đặt xong VMware mở lên và cài đặt thử một win 7, win 8 hoặc win 10 mà bị hiển thị một thông báo như trên là do virtualization trên máy tính đang bị disable (đang bị tắt). Để bật tính năng này chúng ta làm như sau :
1. Khởi động lại máy tính vào Setup/BIOS mode, thông thường sẽ là F2.
2. Khi vào được BIOS, tìm tới tùy chọn Virtualization :
3.Chọn Enable.
4. Lưu thiết lập và khởi động lại máy.

Xem nhiều nhất