Sunday, February 4, 2018


1. Distance vector và link state

Khi ta học về giao thức distance vector thì router học đường đi nhờ neighbors [định tuyến theo tin đồn, neighbors bảo gì nghe nấy như RIP]. Giao thức distance chỉ tin cậy thông tin route của neighbor.
Học qua EIGRP thì có tiến bộ hơn tí là nó nghe tin đồn nhưng nó còn xác nhận lại để xem có đúng hay không [ở đây là xem đường nào tốt hơn]. EIGRP thì nhanh hơn nhưng chỉ hỗ trợ sản phẩm cisco.

Có một giao thức khác khá hơn 2 cái kia nhưng hơi tốn performance một chút, hỗ trợ đa chủng loại sản phẩm là OSPF. OSPF thì không nghe tin đồn như những giao thức kia mà nó lấy toàn bộ thông tin về state [trạng thái: links của router đó, interfaces, những neighbor của router đó, và trạng thái up/down,ip, subnet,…] của thằng gốc copy vào link state database của nó rồi tự tìm ra đường đi tốt nhất cho mình bằng thuật toán shortest-path-frist [hay còn gọi là Dijkstra].

2. Các loại môi trường trong OSPF

a. Multicaccess [đa truy cập]

Môi trường như Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet, FDDI. Mạng broadcast, OSPF sẽ tiến hành bầu chọn DR, BDR để giảm thiểu lưu lượng trên đoạn mạng.




b. Point-to-Point [điểm-điểm]

Là môi trường truyền dẫn được đóng gói HDLC/PPP, Framrelay/ATM point-to-point subinterface. Không có sự bầu chọn DR/BDR và gói tin được gửi đi ở dạng Multicast.


c. Demand circuit

Quan hệ láng giềng thiết lập lần đầu nhưng sau này các gói Hello sẽ bị chặn lại và refresh LSA mỗi 30 phút cũng bị chặn để giảm chi phí không cần thiết [Point-to-Multipoint]. Còn các kiểu mạng khác Hello vẫn gửi qua cổng giao tiếp.
Có 2 tình huống mà LSA sẽ được gửi đi:
- Khi có sự thay đổi topology.
- Khi router trong OSPF domain không hiểu được demand circuit.


d. NonBroadcast-Multiaccess

Là môi trường truyền dẫn như Framrelay, ATM, X.25...



Related Posts:

  • Hướng dẫn kết nối GNS3 với InternetMột trong những tính năng nổi bật khác của GNS3 là có thể kết nối các thiết bị ảo ra Internet. Ta có sơ đồ như sau : Cloud 1 được kết nối với Wireless máy tính thật. Bài Lab bao gồn : 1.Cấu hình cổng E0/1 nhận IP DHCP … Read More
  • VNCERT phát lệnh ngăn chặn kết nối máy chủ điều khiển mã độc tống tiền GandCrab Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) vừa phát lệnh điều phối yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp trên toàn quốc thực hiện khẩn cấp việc theo dõi, ngăn chặn kết nối tới những máy chủ điều khiển mã độc tống ti… Read More
  • [CCNP-Route] Lab Cấu hình EIGRP- Bài 2 Cấu hình trên R1 : Đặt IP cho các cổng. R1#conf t R1(config)#int e0/0 R1(config-if)#no sh R1(config-if)#ip add 192.168.1.1 255.255.255.0 R1(config-if)#int e0/1 R1(config-if)#no sh R1(config-if)#ip add 192.168.2.1 255.2… Read More
  • OSPF Continue.......... 3.LSA trong OSPF Nhìn hình thì có tới 11 loại nhưng chỉ xài 8 loại, 3 loại còn lại cho tương lai xà a. LSA loại 1 Tất cả các router trong cùng area phát ra LSA này.Vd: R3#show ip ospf database routerOSPF Ro… Read More
  • OSPF (Open shortest path first) 1. Distance vector và link state Khi ta học về giao thức distance vector thì router học đường đi nhờ neighbors [định tuyến theo tin đồn, neighbors bảo gì nghe nấy như RIP]. Giao thức distance chỉ tin cậy thông tin route của… Read More

0 comments:

Xem nhiều nhất